Thơ GIAO KHAI HỌ NÒI số 01

Quang Hiển giáng bút tại Đại Tôn Tiên Cầu – Nguyễn Tiến

Nghe lời hiệu triệu cháu con đây

Về giúp trình bày ngày chớm nở

Dở hay hay dở sợ qua không hay

Hôm nay dòng máu muốn trình bày

Thượng thơ Thiên Chúa, giao khai họ nòi.

Con về bớt chút hành coi

Từ đường Đại tộc, họ nòi văn khoa

Tên trước đó Lý gia phải cải

Sử Nguyễn đây sợ hại tuyệt dòng

Thân phụ ta đắc kính vun trồng

Chi các thứ các dòng bất chép

Vì cũng sợ đa nhân uy hiếp

Đó là hay là việc tốt lành

Bây giờ ta tỏ bề danh

Cho con cháu vang hành xem thử

Tên trước đó thật là Lý Lự (Lý Lữ)

Theo dòng văn Nguyễn Tiến là danh

Trước làm nghề điểm mạch tài tình(1)

Hướng gia tộc như hình Hổ táng

Trần ai biết động Râu Ria đắc phát

Các lùm lòi mới biết Lý gia

Tên Tiên Cầu Nguyễn Lý là nhà

Tên Ngũ Cẩm Nguyễn gia đã rõ

Còn Chi nê muốn tỏ hay không

Cửa tam chi thứ thứ thứ một dòng

Nguyễn Văn, Nguyễn Hữu một dòng Lý gia

Dương Cơ Đại Tộc phát danh khoa

Tiền Hồ hậu kiếm rõ nhà cháu ơi

Bại kia khi trước ngoài khơi

Hội Long lập hướng biến thời cách xa

Nước Ngàn Hói Nậy là nhà

Đò kia mới nhập trăm nguồn nước trong

Ai ngờ ai biết có không

Mời về gia phả biết ông trình bày (2)

Từ đường Tiến Sĩ trổ tài

Ba danh trong đó có hai nối dòng(3)

Hiềm vì chi đó long đong

Huynh đệ bất hợp tình trong chan hòa

Thôi thôi mượn bút thảo qua

Rồi đây thiên hạ biết nhà Lý trong.

Ngày mai đóng góp anh hùng

Văn tài võ giỏi não nùng biết bao

Rồi đây muốn hưởng phong trào

Đứa nào tu đức càng cao hưởng nhiều

Mộ ta sợ ướt đê điều gây nên

Tử tôn đắc phát mãi bền

Ngàn thu màu thắm xây nền quốc gia

Rồi đây con cháu hưởng phúc nhà

Ngũ niên trở lại rồi mà biết vinh

Hôm nay mượn bút tỏ tình

Tiến sĩ ba đứa cao dành bậc trên (4)

Ta đây ta nói ta khuyên

Xét cung đạo đức gặp duyên vịnh tường

Sau này hưởng phúc thường lương

Nói rõ từ đường Quang Hiển là ta

Thôi thôi ta nói loa qua Giao cho cháu Thiệu tỏ bày chắt chiu.

***Quang Đậu sưu tầm ghi lại. Lưu bút hậu thế tử tôn suy nghiệm.

Mùa Hạ, ngày 7/7/Quý Mùi (6/7/2003).***

***Quang Khanh chú giải cho bà con trong họ đọc và hiểu thêm về các ý trong bài thơ.

Chú giải:

Hổ táng: Cụ tổ sống thọ thấy mình chưa chết, Cụ hiểu biết về địa lý phong thủy nên muốn thí thân mình cho con khái (con hổ) nó ăn thịt và khái sẽ chôn thi thể còn lại mình. Thế là cụ sai con cháu cõng mình lên núi đào 1 cái huyệt mộ và mắc võng chờ khái đến. Nhưng lạ lùng thay con khái không những không ăn thịt mà còn bắt cho 1 con lợn rừng nữa, ít ngày sau con cháu lên núi thăm cụ thấy cụ vẫn còn sống, con khái ngồi canh cụ và 1 con lợn đã bị cắn gãy chân. Cụ lắc đầu và theo con cháu về nhà và mổ lợn rừng đãi cho bà con. Cụ căn dặn sau này ta chết các con đưa ta lên huyệt cũ mà ta đã chọn, ta mang tước “Hầu” nhưng không muốn cho thiên hạ họ biết ta là con cháu của Nhà Lý, vì trước đó mấy đời đã không không khai danh tính tên họ. Trên mộ chỉ ghi là: Hầu Thí Thân tức là một người mang tước Hầu thí thân cho hổ.

  • Cụ Tổ gốc họ Lý ẩn danh tại Đất Thanh Chương hơn 3 đời không dám khai tên họ thật của mình và làm nghề đưa đò trên dòng Sông Lam (nay là đò Phuống) với mục đích là thăm dò tình hình Triều chính của Nhà Trần. Đến đời cụ Tổ Hầu Thí Thân vẫn làm nghề đưa đò, cụ tinh thông Địa lý (thầy địa lý phong thủy). Khi nhà Trần bắt con cháu Nhà Lý còn sót lại phải đổi sang họ Nguyễn. Nhân cơ hội này cụ đặt tên là Nguyễn Tiến Lữ (tức là Lý Lữ, tiếng Nghệ giọi là Lý Lự. Để cho con cháu phân biệt họ Nguyễn của mình không phải là họ gốc nên các cụ giọi là chung cho chi nhánh tại Thanh Chương là Nguyễn Lý. Cụ Lý Lữ có 3 người con trai sợ con cháu mai sau không biết tìm về nguồn cội nên giọi chung là Nguyễn Lý và chia làm 3 (tam) chi nhỏ giọi là “thứ” chi.

+ Tại Tiên Cầu – Thanh Giang: Nguyễn Tiến là danh (cửa trưởng), Nguyễn Lý là nhà (gốc).

+ Tại Ngũ Cẩm và Lương Điền – Thanh Xuân: Nguyễn Quang.

+ Cửa thứ 3 tại vùng Chi Nê về đi lên TT Dùng: “Cửa tam chi thứ thứ thứ một dòng”: Nguyễn Văn, Nguyễn Hữu một dòng Lý gia.

  • Gia phả bằng chữ Hán Nôm ở Thanh Xuân
  • Bến ba nghè, đất Thanh Chương có 3 ông Nghè: 3 vị tiến sỹ đất Thổ Hào xưa (nay là xã Thanh Giang) là Nguyễn Tiến Tài (đăng khoa năm 1664), Phạm Kinh Vỹ (đăng khoa năm 1724) và Nguyễn Lâm Thái (đăng khoa năm 1739). Nhà thờ Nguyễn Tiến Tài hiện ở xóm Tiên Cầu. thì trong đó có ông Nguyễn Tiến Tài thuộc dòng họ Lý, hiện tại thì tôi đang tra cứu, khảo cứu thêm.
  • Tiến sỹ ba đứa: Trong đó có cụ Tiến sỹ Nguyễn Tiến Tài, còn 2 Tiến sỹ nữa đang tìm.

Bến Ba Nghè thuộc sông Hói Nậy, dòng sông chảy về từ các xã giáp biên giới Việt – Lào và hợp lưu với sông Lam tại xứ Phuống (Thanh Giang). Ngày trước, điểm hợp lưu được xác định ở đầu xóm Ba Nghè này nay, cách bến khoảng 200m. Nhưng trải qua hàng trăm năm với bao biến động, vị trí hợp lưu bây giờ nằm ở địa phân xã Thanh Lâm, cách đó chừng 3km.

Dấu tích bến Ba Nghè vẫn còn hiện hữu, là đồi đất nhô ra phía hữu ngạn, mấy thế kỷ trước, 3 vị tiến sỹ đất Thổ Hào đã vượt sông Lam, đi vào dòng Hói Nậy và ghé thuyền tại đây để bước về làng làm lễ vinh quy bái tổ. Và xóm có bến Ba Nghè được đặt tên là xóm Ba Nghè, tên gọi dân dã nhưng chứa đựng biết bao niềm tự hào…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *